1. Áp suất thủy tĩnh
Trong các chất lỏng, áp suất (áp suất do trọng lượng và áp suất do ngoại lực) tác động lên mỗi phần tử chất lỏng không phụ thuộc vào hình dạng thùng chứa, xem hình 1-1 và hình 1-2.
Hình 1-1. Áp suất thủy tĩnh
Tại hình 1-1 d, ta có: ps = h.g.ρ + pL
Tại hình 1-1 e, ta có: pF = F/A
Tại hình 1-1 f, ta có: F1/A1 = pF = F2/A2 và l2/l1 = A1/A2 = F1/F2
Trong đó:
ρ – khối lượng riêng của chất lỏng;
h – chiều cao của cột nước;
g – gia tốc trọng trường;
ps – áp suất do lực trọng trường;
pL – áp suất khí quyển;
pF – áp suất của tải trọng ngoài;
A – diện tích bề mặt tiếp xúc;
F – tải trọng ngoài.
Hình 1-2. Khuyếch đại áp suất
2. Phương trình dòng chảy liên tục (hình 1-3)
Lưu lượng chảy trong đường ống từ vị trí 1 đến vị trí 2 là không đổi. Lưu lượng Q của chất lỏng qua mặt cắt S của ống bằng nhau trong toàn ống (điều kiện liên tục). Ta có phương trình dòng chảy như sau:
Q = S.v = Hằng số
Với v là vận tốc chảy trung bình qua mặt cắt S.
Trong đó:
Q – lưu lượng dòng chảy tại vị trí 1 và vị trí 2 [m3 / s]
v1 – vận tốc dòng chảy tại vị trí 1 [m / s]
v2 – vận tốc dòng chảy tại vị trí 2 [m / s]
A1 – tiết diện dòng chảy tại vị trí 1 [m2]
A2 – tiết diện dòng chảy tại vị trí 2 [m2]
Hình 1-3. Dòng chảy liên tục
Nếu tiết diện chảy là hình tròn, ta viết được như sau:
Vận tốc dòng chảy tại vị trí 2:
Trong đó: d1, d2 là đường kính ống tại vị trí 1 và vị trí 2.
3. Phương trình Bernulli (hình 1.4)
Áp suất tại 1 điểm chất lỏng đang chảy, theo hình ta có:
Hình 1-4. Phương trình Bernulli
Trong đó:
p + ρ.g.h – áp suất thủy tĩnh,
– áp suất thủy động,
γ = ρ.g – trọng lượng riêng.
Nguồn: Internet